Candida Albicans là một loại nấm men trong suốt có kích thước rất nhỏ, bé nhất có khi chỉ khoảng 5/1000 nm. Đây là một trong những loại nấm gây bệnh phổ biến ở người khi gặp điều kiện thuận lợi. Vậy Candida albicans sống ở đâu, thường gây ra những bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Candida albicans được xếp vào nhóm nấm men candida. Chúng sinh sản bằng đơn bào nảy chồi, tế bào nấm hình bầu dục với kích thước từ 3 - 6 µm. Môi trường yêu thích của loại nấm này là ở trong âm đạo và hệ tiêu hóa người, ở một số ít trường hợp xuất hiện trên da. Candida albicans là loại nấm thường gặp nhất trong các loại nấm thuộc chủng candida (Candida albicans, Candida krusei, Candida tropicalis, Candida lusitaniae, Candida parapsilosis).
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra Candida là một trong những loài thuộc họ cryptococaceae- loại nấm men không có nang đảm, khác hẳn với loại nấm men chính cống sinh sản bằng nang đảm (ascus). Tất cả những bệnh được gây ra bởi nấm candida albicans được gọi là bệnh Candidose.
Nấm Candida Albicans vốn dĩ tồn tại cộng sinh trong cơ thể con người, trong đó chúng sinh sống nhiều nhất ở đường ruột. Bình thường chúng bị kìm hãm bởi các tế bào của hệ miễn dịch, chỉ khi nào hệ miễn dịch suy giảm, Candida albicans mới có cơ hội gây bệnh. Tỷ lệ sinh sống của nấm Candida Albicans ở các khu vực trong cơ thể lần lượt như sau:
- Hệ vi sinh đường ruột: 38%
- Khoang miệng: 30%
- Môi trường âm đạo: 39%
- Phế quản: 17%
Như đã đề cập ở trên, loại nấm này tồn tại tự nhiên trong cơ thể nhưng không phải lúc nào cũng gây bệnh. Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi, loại nấm này mới hoạt động mạnh khiến người mắc bệnh. Thông thường, khi đề kháng của cơ thể bị giảm dẫn tới sự xáo trộn hệ vi sinh khong miệng, âm đạo hay đường ruột, lúc này, số lượng Candida albicans nhiều hơn các lợi khuẩn nên mới tấn công khiến chúng ta mắc phải các bệnh như:
Bệnh tưa miệng: Đây là tên gọi chung của bệnh nhiễm trùng đường miệng do nấm men Candida albicans gây ra. Những biểu hiện cụ thể nhất của tưa miệng có thể kể đến như: xuất hiện các đám trắng mịn trên lưỡi, má trong hoặc khắp vùng miệng, lợi, amidan. Những mảng trắng này rất khó lấy đi bằng cách vệ sinh thông thường, khi cọ xát có thể đau rát và chảy máu. Trẻ em bị tưa miệng thường bỏ bú, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, sức khỏe bị ảnh hưởng.
Ngoài tưa miệng, còn có các tên gọi khác như nấm miệng, nhiễm trùng miệng, viêm miệng,…Tất cả những hiện tượng này nếu không trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng như viêm loét, đau đỏ, nứt lưỡi,…
Nhiều trường hợp bị nấm Candida albicans xâm nhập và gây bệnh nấm lưỡi-miệng hàng vài năm không hết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự dung nạp chất dinh dưỡng, chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút.
Viêm thực quản: Khi nấm Candida albicans phát triển quá mạnh, mọc dày có thể lan từ miệng sang thực quản, gây ra bệnh viêm thực quản. Đây là tình trạng không mấy phổ biến với những biểu hiện như: khó nuốt, đau khi nuốt, đau phía sau xương ức bất cứ khi ăn hoặc uống nước. Tình trạng viêm thực quản cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy nóng rát ngực, khó chịu, buồn nôn, nôn ra máu , đau dạ dày hoặc ho nhiều hơn,…
Nấm âm đạo: Đây là hiện tượng khá phổ biến được gây ra bởi nấm Candida Albicans. Các thống kê đã chỉ ra có tới 75% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từng ít nhất một lần mắc phải bệnh nhiễm nấm âm đạo. Hiện tượng nấm âm đạo gây mùi hôi, khí hư ra nhiều, đặc biệt rất ngứa ngày, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Những trường hợp bị ảnh hưởng nặng hơn có thể lan sang các vùng lân cận, gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vòi trứng hoặc buồng trứng,…ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Một trong những hiện tượng phổ biến nhất về bệnh đường miệng được gây ra bởi nấm candida albicans chính là bệnh nấm lưỡi. Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh đang gặp trục trặc về sức khỏe hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh không đúng cách khiến nấm phát triển mạnh mẽ ở vùng khoang miệng. Nấm lưỡi hay còn gọi là tưa miệng, lưỡi trắng, viêm miệng/ lưỡi,… khiến người bị vô cùng khó chịu, nhất là khi ăn uống, thường bị mất vị giác, ăn không ngon, nặng hơn là bỏ ăn, đau nhức, viêm loét nứt rãnh phổ rộng.
Những biểu hiện điển hình khi bị nấm lưỡi có thể kể đến như:
- Xuất hiện các mảng trắng bám trên bề mặt lưỡi
- Các mảng trắng này bám chặt chứ không dễ dàng được làm sạch
- Khi cố tình cạo sẽ gây đau hoặc chảy máu
- Miệng khô hơn, cảm giác lưỡi bị cộm, nóng rát, nhạy cảm hơn với thức ăn
Ở những trường hợp nặng hơn, người bệnh cảm nhận rõ những cơn đau khi các vết loét tiếp xúc với đồ ăn, gai lưỡi bị sưng đỏ, nhiều người bị nứt lưỡi nặng
Mặc dù được nhận định là lành tính và không lây lan từ người này qua người khác, nấm lưỡi vẫn được khuyến cáo nên trị dứt điểm để không bị ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, đặc biệt hạn chế được những biến chứng nghiêm trọng nếu không biết cách chăm sóc đúng.
Có nhiều phương pháp trị nấm lưỡi nhưng để trị dứt điểm và không bị tái nhiệm, người bệnh cần lưu ý những điểm nổi bật sau:
▪ Dùng thuốc kháng nấm tại chỗ có nguồn gốc thiên nhiên tránh gây tác dụng phụ bởi vùng miệng lưỡi rất nhạy cảm, phải đảm bảo sản phẩm sử dụng vô hại khi nuốt
▪ Uống nước thường xuyên, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, gia tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh
▪ Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, vệ sinh sạch sẽ bằng cách chải răng và lưỡi mỗi ngày, kết hợp rơ lưỡi và súc miệng- họng bằng nước muối sinh lý.
Nên dùng sản phẩm trị nấm lưỡi theo Đông y hay Tây y?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm trị nấm lưỡi khác nhau. Tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm đều cho kết quả tối ưu. Thường thì các loại thuốc nấm lưỡi Tây y sẽ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt nhưng lại không có tác dụng lâu dài, hay để lại tác dụng phụ. Do đó, nhiều bệnh nhân khi đi khám được bác sĩ phát hiện bệnh nấm lưỡi, có kê thuốc nhưng dùng không hết.
Ngược lại, trị nấm lưỡi theo Đông y tuy lành tính nhưng tác dụng lại chậm hơn bởi cơ chế trị nấm tự nhiên. Mặc dù vậy, các sản phẩm Đông y lại cực thân thiện với người dùng, không gây bất kỳ ảnh hưởng không tốt nào tới sức khỏe. Mặt khác, sự phát triển của công nghệ hiện đại giúp tách chiết được các hợp chất có dược tính mạnh nên các sản phẩm trị nấm lưỡi Đông y hiện tại không những thẩm thấu siêu nhanh mà còn tinh khiết và mang lại hiệu quả trị bệnh cực cao.
Dù trị nấm theo cách nào thì cũng phải đảm bảo 2 yếu tố: AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
Với những sản phẩm bôi trực tiếp, phải có độ an toàn tuyệt đối, thậm chí nuốt cũng vô hại. Đây alf tiêu chí đầu tiên và quan trọng hàng đầu khi chọn mua sản phẩm trị nấm lưỡi, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm hay trẻ em.
Thêm vào đó, một sản phẩm trị nấm lưỡi được đánh giá cao phải vừa trị bệnh và có tác dụng phòng ngừa. Rất nhiều người nói rằng đã hết sạch nấm lưỡi nhưng chỉ một thời gian sau lại tái phát. Bên cạnh việc vệ sinh kém thì nguyên nhân chính là niêm mạch lưỡi miệng của bạn chưa được phục hồi hoàn toàn nên dễ tái nhiễm. Bạn nên ưu tiên chọn những loại thuốc có cả thành phần có lợi cho sự phục hồi các tế bào bị tổn thương đồng thời nuôi dưỡng niêm mạc lưỡi miệng khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ nấm lưỡi tái phát ở mức cao nhất.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm trị nấm lưỡi tốt nhất TẠI ĐÂY
Để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0989268458 để được hỗ trợ tư vấn!
Tư vấn zalo: 0989268458
Đông y Thiên Phúc là thương hiệu đã trên 20 năm cũng cấp sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm chính hãng, an toàn từ thiên nhiên được bộ y tế chứng nhận.