Nấm candida miệng là hiện tượng vô cùng phổ biến, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về hiện tượng này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh nấm candida miệng cũng như cách để trị nấm candida miệng an toàn.
Nấm Candida là một chủng nấm men gây bệnh phổ biến ở người. Chúng tồn tại nhiều ở những khu vực ẩm ướt trong cơ thể. Bình thường loại nấm này vô hại và có thể chung sống cộng sinh với nhiều loại lợi khuẩn khác và bị kìm hãm bởi các tế bào của hệ miễn dịch. Chỉ khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, candida mới có cơ hội phát triển và gây bệnh.
Candida tăng sinh ở đâu thì gây bệnh ở khu vực đó. Do vậy, nấm candida miệng là bệnh nhiễm nấm candida ở vùng miệng. Nó gây ra các tổn thương màu trắng kem, thường xuất hiện ở trên bề mặt lưỡi hoặc mặt trong của má. Đôi khi, bệnh có thể lan sang cả nướu, vòm miệng, amidan hoặc khu vực họng gây khó nuốt, nuốt hơi mắc và đau.
Như vậy, nấm candida miệng còn gọi là nấm lưỡi, viêm lưỡi candida hay nấm lưỡi trắng,...
Đây là hiện tượng có thể gặp ở bất cứ ai, nhất là ở trẻ em hay người già, phụ nữ có thai do hệ miễn dịch kém. Những thể nặng của nấm candida miệng có thể bị lan xuống hệ tiêu hóa như hạ họng, thực quản, ruột, gan, phổi gây nhiễm nấm đa phủ tạng rất nguy hiểm. Bởi vậy, cần phát hiện và điều trị hiện tượng này sớm để không gặp phải những biến chứng trên.
Tùy vào đối tượng và hiện trạng nhiễm nấm ở mỗi người mà nấm candida miệng có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là triệu chứng điển hình của nấm miệng ở người lớn và trẻ em.
Biểu hiện nhiễm nấm candida miệng ở người lớn
Ở người lớn, dấu hiệu điển hình nhất để xác định bị nấm candida vùng miệng là những mảng tổn thương màu trắng hoặc kem nổi gờ lên lưỡi như những lát pho mát mỏng. Một số người còn thấy chúng rõ rệt ở cả vòm họng hay má trong. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy những khó chịu như:
- Vướng víu và hơi cộm trong miệng và vùng lưỡi
- Có thể sưng đỏ, ngứa nhẹ hoặc đau rát ở giữa lưỡi
- Nếu nấm lan xuống họng có thể gây nuốt đau hoặc khó nuốt như khi bị viêm họng
- Vị giác thay đổi, không còn cảm giác ăn ngon
- Các mảng trắng không dễ dàng vệ sinh như thông thường. Nếu cố tình cạo ra có thể gây chảy máu
Biểu hiện nhiễm nấm candida miệng ở trẻ em
Cũng giống như người lớn, dấu hiệu đặc trưng nhất khi trẻ bị nấm lưỡi candida là sự xuất hiện lớp mảng trắng bên trong miệng và bề mặt của lưỡi. Những tổn thương này khiến trẻ đau đớn và khó chịu. Nhiều bé quấy khóc, ngủ không an giấc và bỏ bú, bỏ ăn.
Nhiều trẻ bị nặng hơn có thể bị mất lớp màng bảo vệ phía ngoài lưỡi, gây viêm loét và chảy máu.
Trường hợp bé còn đang bú mẹ, nếu bé bị nấm lưỡi thì nguy cơ lây sang đầu ti mẹ là rất cao. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy đau rát vỏ sưng đỏ quanh đầu ngực. Việc điều trị lúc này phải đồng thời ở cả 2 mẹ con khá vất vả.
Như đã trình bày, thủ phạm hàng đầu gây ra hiện tượng này là nấm candida. Khi cơ thể chúng ta bị suy giảm miễn dịch và không có khả năng chống lại các tác nhân gây hại, candida sẽ tăng sinh gây nấm lưỡi. Thường thì khi bạn dùng kháng sinh, khi mắc một số bệnh lý hoặc thói quen ăn uống kém khoa học khiến hệ vi sinh khoang miệng bị mất cân bằng nên lưỡi bị nhiễm nấm và có mảng trắng dày. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm candida miệng:
Vệ sinh không sạch sẽ: Khoang miệng là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và đồ uống. Nếu bạn không chải lưỡi và vệ sinh đúng cách, những mảnh vụn thức ăn có thể bám vào các nhú lưỡi và tạo thành môi trường thuận lợi để nấm và vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là trẻ sau khi bú sữa mà không tráng miệng thì các cặn sữa sẽ bám vào, để lâu ngày bị candida xâm nhập và gây nấm lưỡi.
Phản ứng với kháng sinh: Sử dụng kháng sinh dài ngày là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lưỡi trắng. Lý do là bởi các hoạt chất hóa học trong thuốc có tính sát khuẩn cao, bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại thì cũng diệt luôn cả lợi khuẩn. Một khi hệ vi sinh vật khoang miệng bị mất cân bằng, nấm candida sẽ phát triển và gây bệnh.
Đó là lý do chúng ta nên hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh để điều trị. Chỉ khi được bác sĩ kê bạn, bạn mới dùng kháng sinh và sử dụng đủ liệu trình mới được dừng.
Bệnh đái tháo đường: Những người bị tiểu đường thì trong tuyến nước bọt cũng chứa đường. Đây lại là thức ăn yêu thích của nấm candida. Vậy nên, đa phần những bệnh nhân tiểu đường sẽ đi kèm cả hiện tượng nấm candida miệng.
Bệnh trào ngược dạ dày: Trào ngược khiến dịch vị axit trào ngược lên thực quản. Đây là nguyên nhân khiến miệng bạn bị hôi và xuất hiện mảng trắng bám dày.
Hệ miễn dịch suy yếu trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải- HIV/AIDS hoặc do dùng một số thuốc điều trị ung thư, thuốc chống viêm,...
Bên cạnh những yếu tố trên, việc đeo hàm giả hay niềng răng không hợp lý cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm candida miệng.
Nấm lưỡi, tưa lưỡi, viêm lưỡi đều là những bệnh đường miệng được gây ra bởi nấm và vi khuẩn. Do đó, khi đã được chẩn đoán chính xác bệnh, bạn cần có phương pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, có 3 xu hướng điều trị nấm candida miệng đó là:
Trị nấm candida miệng theo phương pháp dân gian
Đây là cách trị nấm miệng lâu đời, được lưu truyền trong dân gian qua truyền miệng. Những bài thuốc dân gian xoay quanh các công thức chế biến từ cỏ cây hay nguyên liệu có sẵn trong nhà để làm sạch mảng trắng và diệt khuẩn. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này chưa được khoa học kiểm chứng và có thể khác nhau ở mỗi người. Mặt khác, các dược liệu tự nhiên tuy có dược tính tốt nhưng cũng có nhiều cây lá chứa tạp chất có khả năng gây ngộ độc hoặc dị ứng.
Trị nấm candida miệng bằng phương pháp Tây y
Y học hiện đại có rất nhiều nhóm kháng sinh và thuốc có khả năng loại bỏ được các vi nấm đang gây bệnh trong miệng. Thông thường, khi được chẩn đoán nhiễm nấm candida miệng, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng nấm bôi tại chỗ hoặc thuốc uống. Điều trị bằng cách này giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu, lưỡi có thể bớt nhạy cảm hơn. Mặc dù vậy, việc điều trị bằng thuốc tân dược với trẻ em gặp nhiều khó khăn vì mùi vị không mấy dễ chịu. Thêm vào đó, cần hết sức cẩn trọng khi cho trẻ bôi vào miệng hay uống bất cứ thuốc nào bởi trẻ em có cơ địa nhạy cảm, có thể có nhiều phản ứng phụ không tốt. Thuốc kháng sinh cũng là thủ phạm gây xáo trộn môi trường vi sinh khoang miệng khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt khiến bệnh dễ tái phát sau điều trị.
Phương pháp trị nấm candida miệng theo phương pháp Đông y
Đông y quan niệm mọi bệnh tật đều xuất phát từ sự mất cân bằng của cơ thể, tức cơ thể bị yếu không có khả năng chống lại các tác nhân gây hại thì có bệnh. Nấm candida miệng cũng bởi do thiếu sự cân bằng của yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công khiến candida xâm nhập gây thương tổn trong miệng- lưỡi. Bởi vậy, điều trị nấm cần tiêu diệt tận gốc các vi nấm đồng thời làm tăng cường sự khỏe mạnh của niêm mạc, gia tăng khả năng chống chọi để bệnh không tái phát nhiều lần.
Do đó, các sản phẩm trị nấm lưỡi theo Đông y phải đảm bảo được những tiêu chí này.
Đặc Trị Nấm Lưỡi của Đông Y Thiên Phúc là một minh chứng điển hình cho phương pháp trị nấm candida miệng an toàn và dứt điểm.
Hiệu quả tối ưu từ các hoạt chất kháng sinh trong thảo dược tự nhiên, thêm dược tính có lợi giúp làm sạch khoang miệng, ức chế và triệt tiêu vi nấm gây bệnh, đồng thời giúp niêm mạc miệng- lưỡi khỏe mạnh hơn. Thêm vào đó, sản phẩm được bào chế trên công nghệ hiện đại nên loại bỏ hoàn toàn các hợp chất dư thừa, chỉ giữ lại những hợp chất có lợi nhất. Do đó, sản phẩm đạt độ tinh khiết tuyệt đối khi sử dụng.
Đặc Trị Nấm Lưỡi Thiên Phúc an toàn có thể nuốt và được chứng minh thân thiện với mọi đối tượng người dùng.
Tham khảo thông tin chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Trên là những thông tin hữu ích về bệnh nấm candida miệng. Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều kiến thức cho độc giả. Nấm candida miệng là bệnh phổ biến và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, các bạn có thể phòng bệnh bằng cách ăn uống và sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ miệng lưỡi hàng ngày, hạn chế dùng kháng sinh khi không được kê đơn của bác sĩ.
Đông y Thiên Phúc là thương hiệu đã trên 20 năm cũng cấp sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm chính hãng, an toàn từ thiên nhiên được bộ y tế chứng nhận.