Có rất nhiều cách chữa đau đầu gối khác nhau nhưng không phải phương pháp nào cũng đủ an toàn và hiệu quả. Đau nhức đầu gối có thể diễn ra ngắn hạn hoặc dài hạn và không nhất thiết cứ phải uống thuốc hay điều trị tại viện lớn. Chỉ bằng với 5 cách trị đau đầu gối bằng thảo dược dưới đây, bạn hoàn toàn có thể xua tan cơn đau nhức ở bộ phận này ngay tại chính ngôi nhà của mình.
Dây đau xương là 1 loại thảo dược tự nhiên quen thuộc được người dân miền núi sử dụng nhiều trong trị bệnh. Các tài liệu y học cổ truyền đã chỉ ra loại cây này có tác dụng trừ thấp, khu phong và làm mạnh gân cốt. Bởi lẽ đó, dây đau xương được ứng dụng nhiều vào các bài thuốc đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, mỏi cổ vai gáy, nhất là đau đầu gối.
Dây đau xương là một loại thân leo chứa lượng lớn chất alkaloid có tác dụng kháng viêm và giảm đau cực mạnh. Mặt khác, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra thành phần Dinorditerpen Glucosid trong thảo dược này có khả năng ức chế hoạt động của hệ thần kinh, giúp giảm đau khớp gối nhanh chóng.
Để chữa đau đầu gối bằng dây đau xương, bạn làm theo các bước sau đây:
- B1: Chuẩn bị nguyên liệu: 1 năm lá dây đau xương và 1 chút rượu trắng
- B2: Rửa thật sạch lá dây đau xương cùng nước muối loãng, nên rửa nước cuối cùng bằng nước lọc hoặc nước đã đun sôi để nguội
- B3: Cho vào cối giã nát rồi trộn với rượu trắng (có thể xay chung với rượu)
- B4: Chắt lấy phần nước để uống trực tiếp
- B5: Tận dụng phần bã để đắp lên gối giúp nâng cao hiệu quả điều trị
Là một loại rau quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn trong mâm cơm người Việt, là lốt còn được biết đến với công dụng chữa đau đầu gối vô cùng hiệu quả.
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng hạ khí, kháng viêm chống khuẩn cực tốt. Do vậy mà loại lá này ngoài chữa đau khớp gối còn hữu dụng với nhiều bệnh về xương khớp khác như: đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp,...
Theo các nghiên cứu khoa học, lá lốt chứa nhiều hợp chất có dược tính cao như: ancaloit, beta – caryophylen và benzyl axetat. Ngoài việc làm giảm các cơn đau, các chất này còn ức chế sự tấn công của nhiều tác nhân gây hại đến khớp gối và hệ xương khớp nói chung.
Có 2 cách trị đau đầu gối bằng lá lốt được thực hiện như sau:
Cách thứ nhất- Dùng độc vị lá lốt:
- B1: Rửa sạch 20g lá lốt tươi với nước muối loãng
- B2 Cho vào ấm sắc cùng nửa lít nước cho tới khi còn khoảng 100ml
- B3: chắt lấy phần nước sắc và chia làm 2 lần uống trong ngày
Cách thứ 2- Dùng kết hợp với rễ bưởi, rễ cây vòi voi và cây cỏ xước
- B1: Chuẩn bị 20g lá lốt, 20g rễ bưởi bung, 20g rễ cây vòi voi cùng với 20g cây cỏ xước
- B2: Rửa thật sạch các nguyên liệu trên rồi sắc cùng 1 lít nước cho tới khi còn 300ml
- B3: Chắt lấy nước và chia đều thành 3 lần uống trong 1 ngày
Trong các cách chữa đau xương khớp thì củ nghệ là một nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến. Hợp chất Curcumin được tìm thấy ở nghệ có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cải thiện tình trạng đau đầu gối vô cùng hiệu quả.
Mặt khác, nghệ là loại củ lành tính nên có thể dùng được cho nhiều đối tượng, nhất là với các mẹ bị đau mỏi khớp gối sau sinh. Để thực hiện chữa đau đầu gối bằng nghệ, bạn kiên trì làm theo các bước sau:
- B1: Rửa sạch nghệ tươi rối đem thái thành những lát mỏng
- B2: Cho tất cả nghệ vào nồi đun sôi với nước trong khoảng 10-15 phút
- B3: Chắt lấy nước nghệ và uống khi còn ấm. Nếu bạn không quen với vị đắng, có thể thêm chanh và mật ong để dễ uống hơn
Ngoài cách uống nước nghệ, bạn cũng có thể kết hợp tinh bột nghệ với dầu dừa, lòng đỏ trứng gà và uống 2 lần/ tuần để giảm các triệu chứng đau gối.
Còn được gọi là ngải diệp, ngải cứu ngoài là một loại rau bổ dưỡng còn được biết đến là một trong những vị thuốc trị đau nhức xương khớp hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng và tính ấm, được sử dụng nhiều trong giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng và còn giúp cả cầm máu bên ngoài.
Trong trị đau đầu gối, các acid amin, choline, flavonoid, adenin… được tìm thấy trong ngải cứu có khả năng giảm đau khớp gối, giúp người bệnh kiểm soát được các cơn đau, đồng thời chống lại quá trình lão hóa, giúp khớp gối luôn được khỏe mạnh.
Cách chữa đau đầu gối bằng ngải cứu được thực hiện như sau:
- B1: Rửa sạch ngải cứu rồi giã nhuyễn
- B2: Đun nóng ngải cứu đã làm nát trên chảo, thêm muối hột và đảo thêm 5-10 phút nữa
- B3: Chườm hỗn hợp lên đầu gối bị đau nhức, mỗi ngày 1-2 lần
Nhắc đến cách trị đau đầu gối bằng thảo dược, không thể không nhắc đến vị thuốc bạch chỉ. Trong Đông y, bạch chỉ có vị cay ngọt, tính ấm, được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp.
Cách trị đau đầu gối với bạch chỉ được tiến hành như sau:
- B1: Rang nóng vàng bạch chỉ trên chảo
- B2: Ngâm bạch chỉ đã rang với rượu trắng trong lọ thủy tinh khoảng 10 ngày
- B3: Dùng rượu bạch chỉ để xoa bóp đầu gối bị viêm đau ngày 1-2 lần
Từ xưa, cỏ xước đã được sử dụng rộng rãi trong Đông y với các tác dụng chống viêm, giải nhiệt, trừ ứ, ích gan, bổ thận, cường gân cốt và giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra trong loại thân thảo này có chứa hàm lượng lớn Saponin- là chất có tác dụng tương tự như thuốc kháng viêm và giảm đau.
Nhờ những công dụng ưu việt trên, cỏ xước đã được nhiều người bệnh xương khớp tin dùng để khắc phục các hiện tượng nhức mỏi, viêm sưng.
Cỏ xước, đặc biệt là phần rễ khi kết hợp với nhiều vị thuốc khác là liệu pháp trị đau nhức mỏi gối hiệu quả mà vô cùng an toàn. Bài thuốc trị đau đầu gối được thực hiện theo các bước sau:
- B1: Chuẩn bị rễ cỏ xước, tất bát, dền gai, chùm gửi mỗi vị 30g, chìa vôi 50g
- B2: Rửa thật sạch các nguyên liệu trên. Lần lượt cho cỏ xước, chìa vôi, chùm gửi vào ấm sắc với 2 lít nước và đun trong 15 phút. Sau đó cho tất bát, dền gai vào sắc thêm 5 phút nữa thì dừng.
- B3: Để cho thuốc nguội rồi chắt lấy phần nước và chia làm nhiều lần uống trong ngày, có thể uống thay luôn cho nước lọc
Đinh lăng được xếp vào loại dược liệu cực tốt cho cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra ở loài cây này có tới 20 loại acid amin, 8 loại saponin và rất nhiều loại vitamin khác nhau. Phần có dược tính cao nhất phải kể đến bộ phận rễ đinh lăng với công dụng cải thiện tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các chuyên gia cũng chỉ ra trong rễ của loài cây này có chứa các hợp chất có tác động trực tiếp tới sức khỏe của hệ xương khớp nói chung, nhất là giảm đau và hỗ trợ cho quá trình chữa lành những tổn thương hay gặp ở khớp gối.
Cách trị đau khớp gối với rễ cây đinh lăng được tiến hành theo các bước như sau:
- B1: Chuẩn bị 20-30g rễ đinh lăng tươi
- B2: Rửa sạch nguyên liệu rồi mới phơi khô và sao vàng trên lửa
- B3: Cho rễ đã được sao vào ấm và sắc cùng 1 lít nước trong vòng 20 phút, lưu ý sắc trên lửa nhỏ
Loại bỏ bã, chắt lấy phần nước và uống 3-5 lần mỗi ngày
Ớt sừng không còn xa lạ với chúng ta. Ngoài là một nguyên liệu trong chế biến món ăn, loại quả này còn chứa hàm lượng lớn capsaicin giúp cải thiện tình trạng đau đầu gối rất hữu hiệu. Để chữa đau đầu gối với ớt sừng, ta làm như sau:
- B1: Trộn bột ớt sừng và dầu oliu để tạo thành hỗn hợp dạng sệt
- B2: Thoa trực tiếp hỗn hợp này lên chỗ gối bị sưng đau ngày 2 lần
Thực hiện đều đặn phương pháp này ít nhất 7 ngày bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự thuyên giảm các cơn đau, chỗ đầu gối cũng tiêu sưng và đi lại dễ dàng hơn.
Đặc biệt, tình trạng và phản ứng với các loại thảo dược ở mỗi người không giống nhau. Do đó, nếu muốn áp dụng các các phương pháp này, hãy cân nhắc sử dụng 1 lượng nhỏ trước khi dùng nó dài ngày.
Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm trị đau gối có nguồn gốc từ thảo dược được sản xuất trên công nghệ hiện đại nên đã chắt lọc và loại trừ hết những hợp chất dư thừa gây hại, bạn có thể tham khảo để sử dụng để mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất.
Để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0989268458 để được hỗ trợ tư vấn!
Đông y Thiên Phúc là thương hiệu đã trên 20 năm cũng cấp sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm chính hãng, an toàn từ thiên nhiên được bộ y tế chứng nhận.