Sửa trang
Sức khỏe là nền tảng
để HẠNH PHÚC

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU KHỚP VAI, CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Đau khớp vai được nhận định là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây cũng là vấn đề xương khớp điển hình cần được quan tâm bởi vai là một trong những bộ phận có ảnh hưởng lớn tới khả năng kết nối và vận động linh hoạt của cả cơ thể nói chung.  Nên cần phải có phương pháp điều trị hợp lý.

Thế nào là đau khớp vai?

Có thể hiểu nôm na đây là tình trạng đau nhức chung ở vùng vai. Theo các ước tính thống kê trong cộng đồng, có tới 20% dân số bị bệnh đau khớp vai đeo bám trong suốt cuộc đời. Các chuyên gai cũng nhận định, đau khớp vai là bệnh xương khớp phổ biến đứng thứ 2, chỉ  xếp sau các bệnh về đau cột sống, thắt lưng.

Bệnh đau khớp vai thông thường xảy ra nhiều hơn khi tuổi tác ngày một tăng cao do sự hao mòn tự nhiên xảy ra ở vùng khớp vai và gân cổ tay quay. Mặc dù vậy, những người trẻ vẫn gặp phải tình trạng đau này do ảnh hưởng của tai nạn, trấn thương hoặc do môi trường công việc. Những người làm trong môi trường phải bê vác quá nặng hoặc những người làm văn phòng ngồi nhiều một tư thế, không hay vận động cũng có nguy cơ bị các bệnh xương khớp nhiều hơn nhóm những người lam trong môi trường công việc khác. Do đó, bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.

Bệnh đau khớp vai xẩy ra nhiều hơn khi tuổi tác tăng cao

Bệnh đau khớp vai xẩy ra nhiều hơn khi tuổi tác tăng cao

Đau khớp vai thường có triệu chứng gì?

Những triệu chứng điển hình của bệnh có thể kể đến như:

- Vị trí của các cơn đau thường xuất hiện trong khớp, phía sau hoặc trước vai và phần bên trên của cánh tay.

- Cảm giác khó cử động ở vai

- Vai hoặc cánh tay trên yếu hơn bình thường, không mang vác được những đồ mà trước kia vẫn làm được

- Cảm giác như kim châm (ngứa ran), đau rát ở vùng vai

- Các vận động bị hạn chế và kém linh hoạt hơn

Đau khớp vai do những nguyên nhân nào?

Bên cạnh sự gia tăng của tuổi tác thì còn do rất nhiều yếu tố khác gây nên. Các nghiên cứu đã chỉ ra 2 nhóm nguyên nhân cơ bản của đau khớp vai là do thói quen sinh hoạt, vận động hoặc do mắc một số bệnh lý về xương khớp, chấn thương.

Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể:

Do làm việc hoặc hoạt động quá sức làm gia tăng gánh nặng cho khớp vai

Những người phải làm việc hoặc vận động quá sức nhiều sẽ có nguy cơ cao bị chấn thương vùng vai mà bản thân người bệnh không biết. Về lâu dài, những chấn thương này có thể dẫn đến một loạt các tổn thương như đau khớp vai, trật khớp, gãy xương bả vai, rách sụn,…

Đau khớp vai do hoạt động quá sức và sai tư thể trong thời gian dài

Đau khớp vai do hoạt động quá sức và sai tư thể trong thời gian dài

Do thoái hóa khớp ở các vùng xung quanh

Các khớp xương bị thoái hóa dẫn đến suy giảm chức năng là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến các cơn đau ở cột sống, lưng và bả vai. Nhiều trường hợp khớp bả vai bị đau còn do ảnh hưởng trực tiếp của các bộ phận xung quanh như cột sống cổ, tay,…

Do chấn thương

Chấn thương ở vai thường xảy ra trong quá trình tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, đặc biệt là các bộ môn đòi hỏi sự vận động nhiều ở vùng tay như bóng chuyền, cầu lông, bơi lội hay cử tạ. Ngoài ra, chấn thương vai cũng có thể do một lần nào đó bạn phải làm việc hay với tay quá cao, lặp đi lặp lại nhiều ở cổ tay như phơi đồ, giặt quần áo,…

Do khớp vai bị thoái hóa

Được coi là một trong những khớp quan trọng của cơ thể bởi thường xuyên phải cử động, khớp vai cũng là khớp dễ bị thoái hóa nhất. Hậu quả của thoái hóa khớp là do phần sụn khớp bị bào mòn dẫn đến những hư tổn ở mô sụn khiến các đầu xương bả vai không được bảo vệ, tỷ lệ cọ xát mạnh dẫn đến đau đớn mỗi khi cử động. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài, sụn khớp bị thoái hóa có thể làm xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương gây sưng đau, thậm chí cứng khớp.

Do viêm khớp quanh vùng vai

Hiện tượng viêm khớp quanh vai xảy ra khi phần khớp ở sụn bị tổn thương gây đau nhức, Ở những người bị viêm nhẹ, hiện tượng đua chỉ diễn ra vài lần rồi tự dứt. Tuy nhiên, những trường hợp viêm nặng hơn có thể cảm nhận rõ cơn đau lan tỏa xuống bả vai, cánh tay, mu bàn tay và xương tay. Đặc biệt, nếu không trị sớm, viêm khớp bả vai có thể dẫn đến những cơn đau kéo dài, để lại nhiều biến chứng cho cả hệ xương nói chúng, nhiều người còn bị yếu và teo dần khớp vai dẫn đến mất hoàn toàn khả năng hoạt động về sau.

Do rách cơ chóp xoay vai

Đây là hiện tượng các cơ quay của khớp vai bị rách một phần hay toàn phần. Vấn đề này diễn ra phổ biến ở khớp vai và được ví như một cỗ máy bị mài mòn do vận hành quá lâu dẫn đến bị rách/ đứt chop xoay.

Do trật khớp vai

Một trong những chấn thương phổ biến nhất là trật khớp vai, chiếm khoảng 60% tỷ lệ những người bị trật khớp. Người bị trật khớp vai sẽ cảm thấy rõ những cơn đau, biên độ vận động giảm hoặc mất hoàn toàn, không thể cử động được toàn bộ vùng tay- vai. Một đặc điểm điển hình là cánh tay bị biến dạng so với bình thường, xoay ra ngoài từ 30-40 độ, xung quanh vai xuất hiện các vết bầm. Các cơn đau sẽ ngày càng dữ dội đặc biệt khi các khối cơ bị co thắt. Chúng ta có thể hoàn toàn nhìn thấy bằng mắt thường những đặc điểm này.

Xem thêm: Đau khớp gối

Điều trị đau khớp vai như thế nào?

Có khá nhiều phương pháp trị bệnh như sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, phẫu thuật hoặc dùng thuốc Đông y. Tùy vào mức độ và trường hợp cụ thể mà khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp cụ thể. Mặc dù vậy, để trị dứt điểm bệnh đau khớp vai là rất khó, nhất là với những người đã bị lâu năm hoặc nguyên nhân đau khớp vai xuất phát từ việc mắc phải các bệnh lý về xương khớp.

Dùng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau chỉ làm cơn đau thuyên giảm hoặc biến mất tức thời trong thời gian ngắn, hết tác dụng của thuốc, người bệnh lại bị đau như thường. Mặt khác, việc lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài sẽ gây ra khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, trong tất cả các trường hợp, thuốc giảm đau không được áp dụng như một phương pháp trị liệu hiệu quả và ổn định.

Phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu đòi hỏi mất nhiều thời gian bởi người bệnh phải kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày theo phác đồ của bác sĩ. Phương pháp này đặc biệt không thích hợp với những người bận rộn hay vẫn phải đi làm việc mỗi ngày.

Điều trị bằng đông y

Phương pháp Đông y được nhiều người ưu tiên bởi tính cơ động và lành tính, hiệu quả. Mặc dù không có tác dụng nhanh nhưng một khi các sản phẩm Đông y được thẩm thấu vào cơ thể sẽ cho tác dụng bền mà không gây ra các ảnh hưởng nhiều như sử dụng thuốc tân dược. Mặt khác, các chuyên gia đầu ngành cũng chỉ ra tính ưu việt của cơ chế trị đau khớp vai theo Đông y là không những giảm triệu chứng mà còn trị từ gốc rễ nguyên nhân. Các hợp chất có lợi từ thảo dược ngoài việc hoạt động với kháng viêm,giảm đau còn nuôi dưỡng và tăng cường sự khỏe mạnh của hệ xương khớp nói chung, hạn chế nguy cơ xuất hiện các cơn đau khi thay đổi thời tiết hay gặp điều kiện thuận lợi.

Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa đau khớp vai

Đau khớp vai là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên có thể là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này. Để đạt được hiệu quả tối ưu, cần chú ý đến cả các bài tập cơ bản và chuyên sâu, nhằm tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của khớp vai.

1. Tầm quan trọng của việc vận động thường xuyên:

Khớp vai là một trong những khớp linh hoạt nhất trong cơ thể, cho phép thực hiện nhiều động tác phức tạp. Tuy nhiên, chính sự linh hoạt này cũng khiến khớp vai dễ bị tổn thương. Việc vận động thường xuyên giúp duy trì sự linh hoạt, tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp, từ đó giảm áp lực lên khớp và ngăn ngừa chấn thương.

2. Các bài tập cơ bản phòng ngừa đau khớp vai:

  • Bài tập xoay vai: Đứng thẳng, hai tay thả lỏng. Từ từ xoay vai theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thực hiện 10 lần mỗi chiều để giúp khớp vai linh hoạt hơn.
  • Nâng tay ngang: Đứng thẳng, hai tay cầm tạ nhẹ. Nâng tay ngang vai, giữ trong vài giây rồi hạ xuống. Lặp lại 10-15 lần để tăng cường cơ bắp vai.

3. Các bài tập chuyên sâu:

  • Đẩy tạ qua đầu: Ngồi hoặc đứng thẳng, cầm tạ ở hai tay. Đẩy tạ lên trên đầu, giữ thẳng tay, sau đó từ từ hạ xuống. Thực hiện 8-12 lần, giúp tăng cường sức mạnh và ổn định khớp vai.
  • Kéo dây kháng lực: Gắn dây kháng lực vào một điểm cố định. Kéo dây về phía cơ thể, giữ khuỷu tay sát người. Thực hiện 10-15 lần, giúp cải thiện sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp quanh khớp vai.

4. Lưu ý khi tập luyện:

Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn. Luôn khởi động kỹ trước khi tập và giãn cơ sau khi tập để tránh chấn thương. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy ngừng tập và tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia.

Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp phòng ngừa đau khớp vai mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt hơn!

CHỨNG NHẬN ĐẠT ĐƯỢC
Hãy gọi ngay để được tư vẫn miễn phí
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Đông y Thiên Phúc là thương hiệu đã trên 20 năm cũng cấp sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm chính hãng, an toàn từ thiên nhiên được bộ y tế chứng nhận.

ĐĂNG KÝ NGAY
Công ty TNHH xe nâng Bình Minh hiện đang là đơn vị độc quyền phân phối xe nâng HELI tại Việt Nam
0989.268.458