Sửa trang

NẤM LƯỠI LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nấm lưỡi là một bệnh đường miệng phổ biến hiện nay xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh đang ngày có xu hướng tăng nhanh do thói quen ăn uống không khoa học và sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn chi tiết nhất về nấm lưỡi.

Các dạng nấm lưỡi thường gặp

Các dạng nấm lưỡi thường gặp

Nấm lưỡi là gì?

Nấm lưỡi, nấm miệng, nấm candida miệng, viêm miệng, viêm lưỡi, đẹn lưỡi, tưa lưỡi,...đều là những cách gọi khác nhau của hiện tượng tổn thương lưỡi và miệng được gây ra bởi nấm candida. Nấm lưỡi đặc trưng bởi những mảng trắng bám trên bề mặt lưỡi gây ra những ảnh hưởng và sự khó chịu nhất định cho người bệnh. Người bị nấm lưỡi sẽ bị cản trở phần nào trong việc ăn uống và thấy khô rát miệng hơn, hơi thở có mùi do chất thải của nấm và vi khuẩn tiết ra. Nấm lưỡi có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng có nguy cơ nhiễm cao hơn ở những người có hệ miễn dịch kém và lối sống không khoa học.

Biểu hiện của nấm lưỡi

Ở giai đoạn đầu, nấm lưỡi không có biểu hiện rõ ràng. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy có những đốm trắng nhỏ trên đầu lưỡi. Tuy nhiên, sau đó, chúng nhanh chóng lan rộng tạo thành các mảng trắng bám dày trên bề mặt lưỡi. Những mảng trắng này có thể xuất hiện ở má trong, nướu, lợi, vòm họng hay bất cứ khu vực nào trong khoang miệng. Một số trường hợp bị nặng có thể có vết nứt ở khóe môi. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh nấm lưỡi:

  • Mảng trắng bám trên lưỡi- miệng rất khó lấy đi bằng vệ sinh thông thường. Chúng trông giống một lớp pho mát mỏng mà nếu cố tình chà xát hoặc cạo thì sẽ bị chảy máu nhẹ.

  • Cảm giác cộm vướng ở trong miệng như có cục bông gòn

  • Khu vực bị tổn thương có thể sưng đỏ, ngứa rát

  • Miệng khô hơn, lưỡi nhạy cảm với thức ăn, đặc biệt đò cay nóng

  • Vị giác thay đổi hoặc mất vị giác dẫn đến ăn uống kém ngon

  • Trẻ em bỏ bú, quấy khóc, khó chịu

  • Miệng có mùi hôi do chất thải của nấm và vi khuẩn

  • Tổn thương có thể nặng gây viêm loét, nứt rãnh trên lưỡi gây đau đớn cực độ

Nấm lưỡi ở trẻ khiến bé bỏ ăn, quấy khóc

Nấm lưỡi ở trẻ khiến bé bỏ ăn, quấy khóc

Nguyên nhân gây ra nấm lưỡi

Thủ phạm hàng đầu gây nấm lưỡi là candida albicans. Đây là chủng nấm gây bệnh phổ biến nhất ở người tồn tại rất nhiều trong tự nhiên và có sẵn trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, candida chung sống cộng sinh với các lợi khuẩn, bị kìm hãm bởi các tế bào của hệ miễn dịch. Chỉ khi hệ miễn dịch suy giảm chúng mới có điều kiện tấn công. Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tăng sinh của nấm candida như sau:

Vệ sinh không đúng cách:
Trên bề mặt lưỡi có những gai lưỡi nhỏ li ti đảm nhận chức năng cảm nhận vị giác. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn nên dễ bị lưu lại cặn vụn thức ăn nhất. Những cặn vụn này không được chải sạch mỗi ngày sẽ bị dắt vào các khoảng trống giữa các nhú, lâu ngày tạo thành nơi trú ngụ an toàn cho nấm và vi khuẩn.

Phản ứng với kháng sinh:
Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng cũng có thể diệt luôn cả lợi khuẩn. Điều này gây mất cân bằng của hệ vi sinh trong khoang miệng khiến nấm candida bùng phát gây nấm lưỡi. Ngoài kháng sinh thì những bệnh nhân phải điều trị bằng corticoid cũng có tỷ lệ bị nấm lưỡi cao do tác dụng của thuốc gây ức chế miễn dịch.

1. Cơ thể thiếu chất:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khi cơ thể bị thiếu hụt một số chất, đặc biệt là vitamin nhóm B sẽ khiến rối loạn chuyển hóa và gây nên những tổn thương trên niêm mạc da và miệng.

2. Mắc một số bệnh lý:

Các bệnh nhân tiểu đường hoặc bị trào ngược dạ dày thường đi kèm với hiện tượng lưỡi trắng và hơi thở có mùi do có nhiều nấm và vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Nguyên nhân là do trào ngược khiến dịch vị axit trào ngược gây xáo trộn môi trường khoang miệng, còn tiểu đường dẫn đến việc nước bọt cũng chứa đường nên là nguồn thức ăn lý tưởng cả nấm candida.

3. Hệ miễn dịch kém:

Trẻ em sinh non, nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng có nguy cơ bị nhiễm nấm candida miệng cao hơn những em bé khỏe mạnh khác. Ngoài ra những bệnh nhân bị mắc hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS hay đang phải điều trị ung thư cũng dễ bị nấm lưỡi do miễn dịch cơ thể giảm sút.

4. Thói quen đeo răng giả, niềng răng:

Những người đeo răng giả không ôm khít hoặc niềng răng cũng dễ bị trắng lưỡi và miệng hôi bởi việc vệ sinh răng miệng ở những đối tượng này khó hơn bình thường.

5. Do trào ngược dạ dày thực quản:

Có nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng dẫn tới nấm lưỡi, do dịch vị axit trong dạ dày trào lên làm chết những vi khuẩn có lợi nên nấm và khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh gây ra nấm lưỡi.

Lây từ mẹ sang con:

 Mẹ bầu mang thai bị nhiễm nấm âm đạo mà không điều trị dứt điểm cũng có thể truyền nấm candida sang miệng bé trong quá trình con được sinh ra. Đây là lý do mà có những em bé sơ sinh vừa mới vài tuần tuổi đã bị nấm lưỡi.

Trẻ bị nấm lưỡi do dùng chung dụng cụ hoặc đồ chơi:

Trẻ em có thói quen bỏ đồ chơi hay bất cứ thứ gì vào miệng để ngậm. Điều này có thể vô tình đẩy nấm và vi khuẩn bám trên những đồ dùng này vào miệng bé gây nấm lưỡi. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát con để không cho con ngậm đồ chơi, đặc biệt không dùng chung cốc, thìa, núm ti giả với những trẻ em khác.

Thủ phạm trực tiếp gây nấm lưỡi là candida 

Thủ phạm trực tiếp gây nấm lưỡi là candida

Nấm lưỡi có nguy hiểm không?

Nấm lưỡi thường lành tính và ít lây. Mặc dù vậy, nấm lưỡi lại gây ra những khó chịu nhất định trong sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh nếu không được trị sớm. Đặc biệt, khi bị bội nhiễm hoặc nhiễm trùng nặng, niêm mạc lưỡi bị phá hủy và dẫn tới nhiều bệnh đường miệng khác. Dưới đây là những tác hại của nấm lưỡi:

  • Cảm giác khó chịu, vướng mắc, ăn uống kém ngon do vị giác thay đổi. Những nhú lưỡi bị bao phủ bởi mảng trắng nên không thể thực hiện được chức năng cảm nhận vị giác. Nhiều trường hợp mất hẳn vị giác nên không muốn ăn và bỏ bữa thường xuyên.

  • Trẻ em quấy khóc, bỏ bú và ngủ không ngon khiến sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng lớn để thể chất và sự phát triển của bé.

  • Hơi thở có mùi dẫn đến cảm giác tự ti khi tiếp xúc với người khác. Đặc biệt, người bệnh không thể thoải mái mở rộng khẩu hình khi trò chuyện bởi bề mặt lưỡi không được khỏe mạnh. Chính thói quen này khiến công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng rất lớn.

  • Nấm lưỡi nếu không được chăm sóc đúng có thể dẫn đến những tổn thương nặng hơn như viêm loét đỏ, nứt rãnh, chảy máu, niêm mạc lưỡi bị phá hủy, bội nhiễm gây biến dạng và đau đớn vô cùng.

  • Nấm candida cũng có thể lan xuống họng gây khó nuốt, đau họng. Nếu nhiễm nấm vào đường tiêu hóa có thể gây ra tiêu chảy, nôn trớ. Candida ăn vào phế quản và phổi gây viêm phế quản- phổi cản trở đường thở và hô hấp khó khăn hơn. Nếu nhiễm nấm đa phủ tạng hoặc toàn thân thì nguy cơ tử vong là rất lớn.

Như vậy, khi bị nấm lưỡi, hãy điều trị sớm để ngừa những tác động tiêu cực của bệnh có thể xảy ra gây nguy hiểm tới sức khỏe và ảnh hưởng tới công việc, chất lượng sống.

Nấm lưỡi gây nhiều phiền toái

Nấm lưỡi gây nhiều phiền toái

Trị nấm lưỡi như thế nào?

Nấm lưỡi có thể dễ dàng điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa nếu bệnh mới ở giai đoạn nhẹ. Bệnh nhân chỉ cần vệ sinh sạch sẽ lưỡi miệng với nước muối sinh lý để đẩy lùi hoạt động của nấm và vi khuẩn. Trong muối có tính sát khuẩn cao nên có thể ức chế hoạt động của nấm candida đang gây hại. Mặt khác, khi rơ lưỡi bằng nước muối, xác nấm cũng dễ dàng bị cuốn ra ngoài do tính ưu trương của nước muối. Bên cạnh đó, hãy xây dựng một chế độ sống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, không ăn đồ cay nóng, bổ sung nhiều nước và chất dinh dưỡng để tăng đề kháng giảm thiểu được nhiễm trùng.

Một số mẹo dân gian như rơ lưỡi bằng lá rau ngót, mật ong, cỏ nhọ nồi, lá hẹ, là mít,...cũng có thể làm sạch được mảng trắng. Tuy nhiên, người dùng cần thận trọng để không dùng phải nguyên liệu nhiễm hóa chất và có nguy cơ gây dị ứng, ngộ độc nếu dùng sai.

Sau 5-7 hoặc nhiều nhất là 10 ngày nếu không thấy các triệu chứng thuyên giảm, ngược lại, bệnh càng trở nặng, hãy đi khám và thay đổi phương pháp điều trị.

Lưu ý:

Khi đi khám, bác sĩ có thể căn cứ vào tình trạng nấm lưỡi để kê thuốc kháng nấm dạng bôi hoặc uống. Các loại thuốc này có ưu điểm nhanh, trị tận gốc của bệnh nhưng có thể để lại tác dụng phụ khi dùng dài ngày, điển hình nhất là gây xáo trộn hệ vi sinh vật tự nhiên trong khoang miệng, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khiến nguy cơ tái phát nấm lưỡi cao.

Do đó, khi sử dụng cần thực hiện đúng liệu trình, kết hợp ăn uống đầy đủ và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bị tái nhiễm.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm trị nấm lưỡi thảo dược để ít có tác dụng phụ hơn, yên tâm khi dùng dài ngày và trị nấm lưỡi được dứt điểm.

Đặc Trị Nấm Lưỡi Thiên Phúc- Cơ chế trị nấm lưỡi chuẩn an toàn

Đây là sản phẩm của công ty Đông y Thiên Phúc, tiền thân là nhà thuốc Đông y Thiên Phúc gia truyền, có bề dày hoạt động gần 20 năm. Mọi sản phẩm của Thiên Phúc đều được chiết xuất từ thảo dược sạch, được tách chiết trên công nghệ hiện đại nên loại bỏ hết tạp chất dư thừa, chửi giữ lại những dược tính có lợi nhất từ thảo dược. Vậy nên, sản phẩm đến tay người dùng đạt mức tinh khiết tối đa, không gây tác dụng phụ.

Trị nấm lưỡi dứt điểm với Đông y Thiên Phúc

Trị nấm lưỡi dứt điểm với Đông y Thiên Phúc

Cơ chế trị nấm lưỡi của Đặc Trị Nấm Lưỡi Thiên Phúc được các chuyên gia đánh giá cao bởi khả năng trị nấm lưỡi dứt điểm, an toàn và thân thiện với mọi cơ địa:

- Hoạt chất kháng sinh tự nhiên từ dược liệu giúp ức chế hoạt động của vi nấm candida, khiến chúng bị tê liệt và đào thải ra ngoài.

- Hợp chất có lợi giúp phục hồi tổn thương, làm lành vết loét, tăng cường sự khỏe mạnh của niêm mạc để tạo cơ chế phòng ngừa.

- Đặc biệt, dùng lâu dài, khoang miệng được làm sạch, con người có thể lấy lại được vị giác ăn ngon, phòng tránh được nhiều bệnh đường miệng khác như nhiệt miệng, hôi miệng, cao 

răng, sâu răng,...

- Sản phẩm không mùi, không vị rất dễ dùng, không gây mùi hăng xộc, cay nồng như thảo dược tươi.

- Được chứng minh an toàn có thể nuốt và thân thiện, lành tính với mọi cơ địa nhạy cảm như trẻ em, mẹ bầu và mẹ đang cho con bú.

Mỗi ngày, hãy vệ sinh lưỡi miệng thật sạch, tra Đặc Trị Nấm Lưỡi Thiên Phúc ngày 2-3 lần theo chỉ dẫn để hiệu quả trị nấm lưỡi được tối ưu nhất.

Cháu nhỏ đã lành hẳn sau khi sử đụng thuốc đúng cách

Cháu nhỏ đã lành hẳn sau khi sử đụng thuốc đúng cách
Trên là tất tần tật những thông tin về nấm lưỡi. Đây là bệnh đường miệng phổ biến không dễ lây lan giữa người với người nhưng lại rất mất thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc đúng có thể gây bội nhiễm và những tổn thương thêm nặng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt. Do vậy, ngay từ khi phát hiện bệnh, hãy can thiệp sớm để nấm lưỡi được trị tận gốc.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Đông y Thiên Phúc là thương hiệu đã trên 20 năm cũng cấp sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm chính hãng, an toàn từ thiên nhiên được bộ y tế chứng nhận.

Đặc trị nấm lưỡiĐặc trị sâu răngThuốc chữa viêm xoangPhục Cốt Hoàn trị xương khớpDạ dày ông Bảy
ĐĂNG KÝ NGAY
Công ty TNHH xe nâng Bình Minh hiện đang là đơn vị độc quyền phân phối xe nâng HELI tại Việt Nam
0989.268.458